Quy trình thiết kế công trình xây dựng

Để có thể thi công - thiết kế xây dựng một ngôi nhà hoàn chỉnh thì Quy trình thiết kế thi công là việc không thể thiếu trong mỗi công trình - kiến trúc xây dựng. Vậy những quy trình đó diễn ra so và thực hiện như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

1. Trình tự chi tiết các bước trong quy trình thiết kế công trình xây dựng

Để đảm bảo quá trình xây dựng công trình, các đơn vị thi công đều phải trải qua quy trình thiết kế công trình xây dựng theo những bước cơ bản sau:

  • Bước 1 : Chủ đầu tư cung cấp thông tin cho đơn vị thi công và đơn vị này sẽ tiếp nhận những yêu cầu đó.

  • Bước 2: Đơn vị thi công sẽ tiến hành lập phương án thiết kế cơ sở và những hoạt động để triển khai bố trí mặt bằng kiến trúc.

  • Bước 3: Thiết kế công trình xây dựng không thể bỏ qua bước hiệu chỉnh phương án theo yêu cầu của chủ đầu tư và tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng thiết kế.

  • Bước 4: Đơn vị thi công lập phương án thiết kế 3D cho cả phần nội thất và ngoại thất cho công trình xây dựng. Sau đó nếu cần sẽ điều chỉnh phương án thiết kế này theo yêu cầu của chủ đầu tư đưa ra.

  • Bước 5: Triển khai hồ sơ chi tiết kỹ thuật, các kết cấu của công trình cũng như một số yếu tố khác như điện nước, phòng cháy chữa cháy.

  • Bước 6: Trình khách hàng ký duyệt và bàn giao bản vẽ thiết kế theo như hai bên chủ đầu tư và đơn vị thi công đã thỏa thuận.

2. Yêu cầu đối với quy trình thiết kế xây dựng

Theo điều 52 Nghị định CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Việc thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu chung sau :

  • Công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc; dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt;

  • Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình có thiết kế công nghệ;

  • Nền móng công trình phải bảo đảm bền vững, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình, các công trình lân cận;

  • Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thoả mãn yêu cầu về chức năng sử dụng; bảo đảm mỹ quan, giá thành hợp lý;

  • Đảm bảo an toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và những tiêu chuẩn liên quan; đối với những công trình công cộng phải đảm bảo thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật

  • Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng công trình; đồng bộ với các công trình liên quan.

  • Kiến trúc công trình phải phù hợp với phong tục, tập quán và văn hoá, xã hội của từng vùng, từng địa phương;

  • An toàn cho người sử dụng khi xảy ra sự cố; điều kiện an toàn, thuận lợi, hiệu quả cho hoạt động chữa cháy, cứu nạn; đảm bảo khoảng cách giữa các công trình, sử dụng các vật liệu, trang thiết bị chống cháy để hạn chế tác hại của đám cháy đối với các công trình lân cận và môi trường xung quanh;

  • Các điều kiện tiện nghi, vệ sinh, sức khoẻ cho người sử dụng

  • Các công trình khai thác tối đa thuận lợi và hạn chế bất lợi của thiên nhiên nhằm bảo đảm tiết kiệm năng lượng trong quá trình sử dụng.

Hy vọng với bài viết trên đây sẽ một phần nào giúp các bạn có thêm những kiến thức cần thiết về quy trình thiết kế xây dựng hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ phần nào có những hình dung để áp dụng cho công trình của chính mình.

 

< Trở lại